au ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/04/1975, chính quyền cách mạng tiếp quản xa cảng Miền Tây tiếp tục nhiệm vụ phục vụ khách hàng. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố về các tỉnh Miền Tây, tháng 07/1975 Cục Vận tải đường bộ thành lập Ban quản trị và đổi tên thành Bến xe Miền Tây với diện tích mở rộng là 39.000m2.
Năm 1976, Cục Vận tải đường bộ giao Bến xe Miền Tây lại cho Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh quản lý; theo đó, Bến xe Miền Tây là đơn vụ trực thuộc Công ty Xe khách Miền Tây do Sở Giao thông Vận tải thành lập.
Năm 1992, Bến xe Miền Tây được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và kinh doanh bến xe, đại lý và các dịch vụ khác. Đến năm 1997, Bến Xe Miền Tây được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Ngày 15/07/2004, Bến xe Miền Tây được chuyển từ Sở Giao thông Công chính thành phố Hồ Chí Minh sang Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn quản lý trên cơ sở hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 172/2004/QĐ–UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích là 47.392,4m2.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới và phát huy quyền làm chủ thực sự của người lao động trong doanh nghiệp, Bến xe Miền Tây được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chọn để xây dựng đề án chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 1552/QĐ-UB ngày 08/04/2005 và ngày 31/08/2005 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 4552/QĐ-UB và Quyết định số 5403/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 phê duyệt phương án và chuyển Bến xe Miền Tây thành Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây. Ngày 03/05/2006, Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 4103004698 do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp phép.
Ngày 17/9/2010, Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Hiện nay, ngoài các tuyến đi về 13 tỉnh của Miền Tây Nam Bộ, Bến xe Miền Tây đã có thêm các tuyến đi về các tỉnh sau: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Bình Định và Thái Bình.
Công ty cổ phần Bến Xe Miền Tây có nhiệm vụ:
Khai thác và kinh doanh bến xe, vận tải hành khách công cộng liên tỉnh và nội địa, khai thác dịch vụ phục vụ trong bến xe, khai thác kinh doanh vận chuyển hành khách tham quan du lịch liên tỉnh và nội địa. Cho thuê mặt bằng và kiốt, bãi đậu xe vận tải hàng hóa. Giữ và chuyển hàng hóa, hành lý, bao, gói. Mua bán phụ tùng vật tư, ô tô, xăng dầu. Lau rửa, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê nghỉ trọ. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và lưu đậu qua đêm của phương tiện vận tải.
Bến xe Miền Tây Luôn duy trì và nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác; trân trọng ghi nhận sự đóng góp không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên công ty. Bến xe Miền Tây luôn hoạt động với phương châm " AN TOÀN - VĂN MINH - HIỆN ĐẠI".
Năm 1976, Cục Vận tải đường bộ giao Bến xe Miền Tây lại cho Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh quản lý; theo đó, Bến xe Miền Tây là đơn vụ trực thuộc Công ty Xe khách Miền Tây do Sở Giao thông Vận tải thành lập.
Năm 1992, Bến xe Miền Tây được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là khai thác và kinh doanh bến xe, đại lý và các dịch vụ khác. Đến năm 1997, Bến Xe Miền Tây được chuyển thành Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Ngày 15/07/2004, Bến xe Miền Tây được chuyển từ Sở Giao thông Công chính thành phố Hồ Chí Minh sang Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn quản lý trên cơ sở hoạt động thí điểm theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 172/2004/QĐ–UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích là 47.392,4m2.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động thêm vốn, tạo động lực mới và phát huy quyền làm chủ thực sự của người lao động trong doanh nghiệp, Bến xe Miền Tây được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chọn để xây dựng đề án chuyển đổi thành Công ty cổ phần theo quyết định số 1552/QĐ-UB ngày 08/04/2005 và ngày 31/08/2005 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định số 4552/QĐ-UB và Quyết định số 5403/QĐ-UBND ngày 21/10/2005 phê duyệt phương án và chuyển Bến xe Miền Tây thành Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây. Ngày 03/05/2006, Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 4103004698 do Sở Kế hoạch Đầu tư cấp phép.
Ngày 17/9/2010, Công ty Cổ phần Bến xe Miền Tây chính thức được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Hiện nay, ngoài các tuyến đi về 13 tỉnh của Miền Tây Nam Bộ, Bến xe Miền Tây đã có thêm các tuyến đi về các tỉnh sau: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Đồng Nai, Gia Lai, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quãng Ngãi, Bình Định và Thái Bình.
Công ty cổ phần Bến Xe Miền Tây có nhiệm vụ:
Khai thác và kinh doanh bến xe, vận tải hành khách công cộng liên tỉnh và nội địa, khai thác dịch vụ phục vụ trong bến xe, khai thác kinh doanh vận chuyển hành khách tham quan du lịch liên tỉnh và nội địa. Cho thuê mặt bằng và kiốt, bãi đậu xe vận tải hàng hóa. Giữ và chuyển hàng hóa, hành lý, bao, gói. Mua bán phụ tùng vật tư, ô tô, xăng dầu. Lau rửa, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Dịch vụ vui chơi giải trí, cho thuê nghỉ trọ. Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và lưu đậu qua đêm của phương tiện vận tải.
Bến xe Miền Tây Luôn duy trì và nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng và đối tác; trân trọng ghi nhận sự đóng góp không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên công ty. Bến xe Miền Tây luôn hoạt động với phương châm " AN TOÀN - VĂN MINH - HIỆN ĐẠI".
Show More